5 YẾU TỐ BẮT BUỘC PHẢI BIẾT KHI LÀM NHÀ PHÂN PHỐI HÀNG TIÊU DÙNG

14 December, 2022 by
5 YẾU TỐ BẮT BUỘC PHẢI BIẾT KHI LÀM NHÀ PHÂN PHỐI HÀNG TIÊU DÙNG
Đỗ Ngọc Ly

Nhà sản xuất có rất nhiều cách để đưa sản phẩm của họ tới tay người tiêu dùng. Thay vì đưa sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng, nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân phối sản phẩm. Trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng là lĩnh vực kinh doanh khá ổn định trong những năm gần đây.

Các nhà kinh doanh sản phẩm thường gặp nhiều vấn đề về đầu ra. Đầu ra không bền vững hoặc không có đầu ra là lý do chính dẫn đến các doanh nghiệp gặp thua lỗ, thậm chí là phá sản. Chính vì thế, các nhà phân phối chính là cầu nối giữa nhà sản xuất (hoặc doanh nghiệp) và đại lý. 

Vậy yếu tố bắt buộc nào để trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng và đâu là những điều bạn cần phải cân nhắc? Hãy cùng LAMECO đi sâu hơn vào những yếu tố ngay sau đây.

Sự khác biệt giữa nhà phân phối hàng tiêu dùng và đại lý

Điểm chung của nhà phân phối và đại lý đó chính là họ đều là những đơn vị trung gian trong quá trình đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, rất nhiều người thường nhầm lẫn nhà phân phối hàng tiêu dùng với đại lý.

Đại lý là cầu nối giữa nhà phân phối hàng tiêu dùng và các đơn vị bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Đại lý chỉ kinh doanh nghiệp nhóm ngành hàng cụ thể mà nhà phân phối hàng hóa cung cấp. Trong khi đó, nhà phân phối hàng tiêu dùng cung cấp các ngành hàng đa dạng, nhiều chủng loại từ nhiều nhà sản xuất.

Nhà phân phối sẽ tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất với các đại lý. Nhà phân phối có thể mua hàng hóa từ các nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất sau đó bán lại cho các đại lý kinh doanh. Các đại lý có thể tiếp tục phân phối sản phẩm tới các nhà bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng rồi mới tới tay người tiêu dùng.

Nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể nắm bắt những xu hướng công nghệ mới và lắng nghe xu hướng mua hàng của người tiêu dùng. Nhà phân phối càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp muốn biết nhu cầu của khách hàng.

Một số trường hợp, nhà sản xuất nhận được số lượng lớn yêu cầu từ các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ và những yêu cầu đó sẽ tới nhà phân phối hàng tiêu dùng. Mối quan hệ tốt đẹp với nhà sản xuất có thể tiến tới nhiều thỏa thuận “béo bở” với nhà phân phối.

Nếu bạn muốn trở thành nhà phân phối, bạn nên chú ý tới chính sách của từng thương hiệu. Bạn có thể lựa chọn những nhà sản xuất có những chính sách phù hợp để đáp ứng đầy đủ quyền lợi của cả hai bên. Bên cạnh đảm bảo chính sách của nhà sản xuất, nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng cần tuân thủ theo pháp luật như không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

Những mặt hàng phân phối mà bạn nên tham khảo

Nhà phân phối hàng tiêu dùng cần cân nhắc đến một số mặt hàng thiết yếu có mức độ tiêu thụ cao. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn kế hoạch nhập các mặt hàng phù hợp với quy mô và nguồn vốn của mình. Vậy các mặt hàng đó là gì? Loại nào bán chạy và đem lại lợi nhuận cao?

  • Hàng tạp hóa thực phẩm: Mặt hàng này cực kỳ đa dạng từ mức giá, thương hiệu, chủng loại và mức độ cạnh tranh. Tuy nhiên, các mặt hàng này gần như được sử dụng hàng ngày, có mức độ tiêu thụ cao cho nên bạn không thể bỏ qua các mặt hàng thực phẩm. Một điều đáng lưu ý đó chính là lợi nhuận không cao và hầu hết đều thuộc phân khúc giá thấp.
  • Sản phẩm khăn giấy vệ sinh, mẹ và bé: Nhóm mặt hàng mẹ và bé đem lại lợi nhuận khá cao. Sản phẩm mẹ và bé đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá thành, thương hiệu. Sản phẩm tã trẻ em, giấy vệ sinh, giấy ăn đều bán chạy và có khả năng tiêu thụ cao.
  • Đồ văn phòng phẩm: Sách vở, sổ, bút viết, máy tính, máy in, giấy A4,… được sử dụng mọi nơi tại các cơ quan, trường học,… Các sản phẩm đều có khả năng tiêu thụ tốt trên thị trường.
  • Đồ gia dụng: Đồ gia dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bạn. Chảo, nồi, bát đũa, cốc, chậu,… quá quen thuộc với cuộc sống của bạn. Tuy có nhu cầu cao nhưng lợi nhuận là chỉ tương đối.

Nhà phân phối cần đáp ứng những điều kiện gì?

Các doanh nghiệp khi tìm kiếm các nhà phân phối hàng tiêu dùng, họ luôn yêu cầu nhà phân phối phải tuân thủ các chính sách đã được đề ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá xem có nên hợp tác với các nhà phân phối hay không dựa theo các tiêu chí sau:

Kinh nghiệm phân phối hàng hóa

Cũng giống như đi phỏng vấn xin việc, tiêu chí kinh nghiệm làm việc luôn được các nhà tuyển dụng để ý tới. Số năm kinh nghiệm trong nghề là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp đánh giá khả năng của bạn. Điều này có thể cho thấy được bạn hiểu thị trường hoạt động ra sau, các mối quan hệ tốt mà bạn đã tạo dựng,…

Có khả năng tài chính đủ mạnh

Nhà phân phối mua hàng từ các nhà sản xuất với số lượng lớn cho nên chi phí bỏ ra mua hàng cũng rất lớn. Bên cạnh việc nhập hàng, nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng phải tính đến chi phí lưu kho, chi phí điều hành doanh nghiệp, mặt bằng, đối tác,… Khả năng tài chính phải đủ mạnh mới có thể đáp ứng được những yêu cầu khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng. 

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhà phân phối hàng tiêu dùng cần phải có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp để giúp quảng bá sản phẩm tới thị trường. Nỗ lực truyền thông tiếp thị cũng làm cho nhiều đại lý, khách hàng biết tới sản phẩm hơn và đem lại hiệu quả cao.

Có tư cách pháp nhân của nhà phân phối hàng tiêu dùng

Các nhà phân phối hàng tiêu dùng phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan tới pháp lý theo đúng quy định pháp luật. Với từng mặt hàng kinh doanh sẽ có những quy định riêng của Nhà nước. Điều này là bắt buộc đối với bất cứ ai khi làm nhà phân phối hàng tiêu dùng.

Không nên hợp tác nhiều thương hiệu bán cùng một mặt hàng

Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà sản xuất bởi vì bạn có thể hợp tác với một trong những đối thủ của họ. Hai đối thủ cạnh tranh với nhau sẽ không đồng ý có chung một nhà phân phối hàng tiêu dùng.

Tiêu chí lựa chọn đối tác của nhà phân phối hàng tiêu dùng

Bên cạnh việc quản lý những doanh nghiệp đối tác hiện tại, bạn vẫn phải tiếp tục mở rộng mối quan hệ đối tác với những doanh nghiệp mới. Bạn cần có những tiêu chí để lựa chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường.

Cân nhắc thỏa thuận với thương hiệu

Khi doanh nghiệp với nhà phân phối hàng tiêu dùng thỏa thuận, quyền lợi của hai bên (đặc biệt là lợi nhuận) cần được ưu tiên. Chiết khấu cao luôn được các nhà phân phối hàng tiêu dùng cho là tiêu chí đầu tiên khi họ tìm đến các thương hiệu. 

Thực tế thì những thương hiệu đưa ra những chiết khấu cao đều là những doanh nghiệp có sản phẩm mới, không được nhiều người biết tới. Điều này làm cho việc truyền thông sản phẩm gặp đôi chút khó khăn. Bởi vậy, nhà phân phối hàng tiêu dùng cần cân đối giữa lợi nhuận, chi phí truyền thông, khả năng hỗ trợ từ thương hiệu,…

Lựa chọn thương hiệu, sản phẩm trên thị trường

Có rất nhiều thương hiệu và sản phẩm trên thị trường khiến bạn phải đau đầu lựa chọn. Những thương hiệu và sản phẩm đủ mạnh sẽ dễ dàng tiếp cận với những đại lý, khách hàng hơn nhưng mức chiết khấu khá thấp bởi khả năng tiêu thụ cao. 

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng cũng là một tiêu chí cần phải đánh giá khi lựa chọn thương hiệu, sản phẩm. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chiến lược hiệu quả nhất.

Đánh giá sản phẩm trên thực tế

Nếu như bạn không hiểu về sản phẩm, bạn không thể nào bán được hàng. Bạn có quyền trải nghiệm sản phẩm trên thực tế từ đó thấy được những ưu điểm từ sản phẩm. Chính những ưu điểm này là điểm thu hút khách hàng. 

Không chỉ vậy, bạn cũng cần phải hiểu rõ về khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Bạn có thể quan sát, điều tra, thu thập ý kiến từ khách hàng về sản phẩm từ đó đưa ra những dự đoán khi sản phẩm tiếp cận tới người tiêu dùng.

Giải pháp cho nhà phân phối hàng tiêu dùng

Bởi vì một nhà phân phối hàng tiêu dùng là cầu nối giữa các đại lý, nhà bán lẻ với nhà cung cấp cho nên việc kiểm soát có thể chưa được chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhà quản lý hàng tiêu dùng cũng phải để tâm đến nội bộ doanh nghiệp. Một số lượng lớn các vấn đề cần phải kiểm soát có thể làm cho nhà phân phối hàng tiêu dùng “chóng mặt” và gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Một số giải pháp có thể giúp cho nhà phân phối giảm bớt công việc và tối ưu hiệu quả khi vận hành. Trong đó, ứng dụng công nghệ trong quản lý sẽ giúp cho nhà phân phối tối thiểu hóa chi phí, quản lý hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận.

Quản lý nhà cung ứng

Quản lý nhà cung ứng là công việc quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn hàng để các nhà phân phối hàng tiêu dùng cung cấp cho các đại lý, đơn vị bán lẻ. Trước đây việc quản lý nhà cung ứng khá là phức tạp tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Nhà phân phối có thể theo dõi công nợ, chi phí, doanh thu và đánh giá nhà cung cấp. 

Nhà phân phối có thể quản lý được các hợp đồng, tiến độ và quá trình thanh toán đang diễn ra. Hơn nữa, các báo giá của nhà cung cấp đều có trên hệ thống kèm theo những báo cáo, phân tích, so sánh để nhà phân phối chủ động đưa ra lựa chọn hợp lý.

Quản lý kho

Bởi vì số lượng hàng hóa từ nhà sản xuất là rất lớn cho nên kho để chứa hàng hóa không thể thiếu đối với nhà phân phối. Quản lý kho là việc theo dõi, kiểm soát những hàng hóa trong kho. Quản lý kho cho phép bạn nắm được tình trạng hàng hóa trong kho, số lượng hàng hóa nhập vào và xuất ra để tránh được những sai sót. 

Các phần mềm quản lý kho hàng giải quyết rất nhiều rắc rối cho nhà phân phối. Sản phẩm được đánh mã SKU giúp làm giảm sai sót khi kiểm hàng. Thời gian nhập và xuất hàng đều được lưu trữ trên hệ thống giúp nhà phân phối quản lý kho một cách hiệu quả. Một số phần mềm tự động thông báo những hàng hóa sắp hết và gửi email đến cho nhà cung cấp. 

Quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng bao gồm tiếp nhận đơn hàng, xuất kho, vận chuyển, theo dõi tình trạng đơn hàng, theo dõi phản hồi của khách hàng, tính toán chi phí cho hàng hóa,… Quản lý đơn hàng giúp cho hàng hóa từ kho đến các đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ diễn ra một cách suôn sẻ nhất. 

Các phần mềm quản lý đơn hàng cũng có thể theo dõi được công nợ của các đại lý. Hơn nữa, các phần mềm quản lý đơn hàng thường được tích hợp với quản lý kho để đồng bộ hóa sản phẩm. Điều này thực sự giúp cho việc quản lý của nhà phân phối hàng tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn.

Quản lý hoạt động giảm giá, ưu đãi

Giảm giá, ưu đãi là hình thức giúp cho nhà phân phối thu hút được nhiều đại lý, cửa hàng, siêu thị hơn, thu hồi vốn, giải quyết tồn kho và tri ân các đại lý. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát các chương trình giảm giá, ưu đãi để phù hợp với các chiến dịch phù hợp. 

Hiện nay phần mềm hỗ trợ ưu đãi có thể giúp bạn tạo những chương trình giảm giá, khuyến mãi cho từng đại lý, cửa hàng và khách hàng tại những thời điểm mà bạn muốn. Bên cạnh đó, phần mềm có thể đánh giá sự phù hợp để thực hiện ưu đãi, chiết khấu cho những nhóm khách dựa trên nhiều yếu tố.

Báo cáo và phân tích doanh thu, lợi nhuận

Doanh thu và lợi nhuận là điều mà một nhà kinh doanh vô cùng quan tâm sau mỗi tháng, mỗi quý hoặc mỗi năm. Dựa vào doanh thu và lợi nhuận, nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể tự đánh giá được mức độ hiệu quả của mình.

Các tiêu chí như chi phí, doanh thu, lợi nhuận,… đều có thể theo dõi trực tiếp trên phần mềm. Từ đó, nhà phân phối hàng tiêu dùng có thể lập báo cáo và phân tích các số liệu đó để điều chỉnh hoạt động kinh doanh thời gian tiếp theo. Phần mềm quản lý giúp bạn tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian, tăng sự hiệu quả và sự chính xác trong kinh doanh.

Trên đây là 5 yếu tố bắt buộc khi bạn là một nhà phân phối hàng tiêu dùng. Khi bạn đảm bảo được 5 yếu tố một cách đầy đủ và trọn vẹn, đã đến lúc bạn trở thành nhà phân phối hàng tiêu dùng. 

Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về những điều LAMECO chia sẻ trong bài viết, bạn có thể liên hệ qua website LAMECO hoặc fanpage LAMECO để được tư vấn MIỄN PHÍ.

in News
Share this post
Tags
Archive