Social Commerce - bán hàng qua mạng xã hội dự kiến sẽ tăng trưởng gấp ba lần so với hình thức thương mại điện tử truyền thống và cán mốc 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Khoảng 62% mức tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi những người tiêu dùng nằm trong độ tuổi từ 15 đến 60. Nói cách khác, Social Commerce đã sẵn sàng chiếm một phần lớn thị trường thương mại điện tử khi người mua hàng đang bị thu hút và dành phần lớn thời gian trên các nền tảng mạng xã hội.
Vậy Social Commerce là gì mà lại có sức bật lớn đến như vậy? Hình thức kinh doanh này có gì khác với thương mại điện tử thông thường và các doanh nghiệp kinh doanh có cần áp dụng cả hai? Hãy cùng LAMECO tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.
1. Social Commerce là gì?
Social Commerce là sự kết hợp giữa Social Media (mạng xã hội) và E-Commerce (thương mại điện tử). Hiểu đơn giản hơn, đây là việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, … làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp.
Điều này khác với việc nhà bán hàng chạy quảng cáo trả phí để kéo traffic từ các trang mạng xã hội (MXH) về website hay các kênh bán hàng khác. Với Social Commerce, mọi hoạt động tìm hiểu và mua sắm sẽ diễn ra trên MXH. Khách hàng sẽ nhìn thấy sản phẩm thông qua quảng cáo, nội dung, livestream, KOL trên mạng xã hội và chat nhận tư vấn rồi thanh toán đơn hàng hoàn toàn trên duy nhất một nền tảng.
2. So sánh Social Commerce và E-Commerce
E-Commerce
- Khách hàng mua sắm thông qua các website bán hàng hoặc các ứng dụng thương mại điện tử.
- Tương tác với người mua ít.
- Người mua sẽ thực hiện việc xem hàng và hoàn tất thanh toán thông qua website hoặc các kênh thương mại điện tử.
- Nền tảng phổ biến:
Social Commerce
- Khách hàng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để xem hàng và mua sắm.
- Người bán tương tác nhiều hơn với người mua.
- Khuyến khích người mua hoàn thiện quy trình thanh toán trên các kênh mạng xã hội mà không cần rời khỏi ứng dụng yêu thích.
- Nền tảng phổ biến:
3. Những lợi ích mà Social Commerce mang lại
Có thể thấy, Social Commerce đã xoá nhoà ranh giới giữa kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử, cũng như khắc phục được phần nào nhược điểm của hai mô hình kinh doanh trên. Với mô hình bán lẻ truyền thống, người bán hàng sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng mua sắm bằng việc chính người mua được trực tiếp trải nghiệm cầm nắm, nhận tư vấn hay mặc cả giá của sản phẩm. Nhưng hình thức này lại có nhược điểm là chủ cửa hàng khó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng mà không có đủ nhân lực để phục vụ nếu lượng khách hàng tăng đột biến.
Ngược lại, thương mại điện tử lại có khả năng tiếp cận được với lượng khách hàng không giới hạn, đa dạng ưu đãi, sản phẩm phong phú, hoạt động 24/7, … Tuy nhiên, chủ gian hàng trên sàn E-Commerce phải đối mặt với tình trạng người mua chưa đặt lòng tin vào thương hiệu của mình và khó cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm nên dễ đánh mất khách hàng vào tay đối thủ.
Bằng Social Commerce, nhà kinh doanh có thể kết hợp được ưu điểm và loại bỏ được nhược điểm của cả kinh doanh truyền thống và E-Commerce. Cụ thể là:
- Giá cả cạnh tranh
- Linh hoạt các chương trình khuyến mãi
- Tiện lợi khi mua sắm mọi lúc mọi nơi
- Nhận tư vấn trực tiếp từ người bán
- Sản phẩm đa dạng với thông tin rõ ràng
- Chủ shop dễ dàng tiếp cận khách hàng và nâng cao cả khả năng upsell/crosssell
4. Liệu doanh nghiệp có nên kết hợp cả Social Commerce và E-Commerce
Phần lớn người tiêu dùng được dự đoán sẽ mua hàng thông qua MXH. Xu hướng mua sắm của giới trẻ đang có bước thay đổi lớn do sự tham gia hoạt động mạnh mẽ trên các nền tảng Social Media.
Ngoài ra trong bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao, người mua hàng có chiều hướng chi tiêu cẩn trọng hơn nên họ sẽ ưu tiên mua sắm ở những nền tảng có trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá và đáng tin cậy. Vì vậy, tập trung đầu tư vào nơi mà người tiêu dùng hoạt động nhiều và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng là điều mà các doanh nghiệp nên làm.
Tuy nhiên, bán hàng qua mạng xã hội có một tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đây không hẳn là một kênh bán hàng hiệu quả cho tất cả doanh nghiệp. Thế nên, nếu nói Social Commerce sẽ thế thế cho E-Commerce bởi những ưu thế của nó là điều vô căn cứ. Tính chất của tệp người tiêu dùng trên Social Commerce và E-Commerce khác nhau, các nhà bán hàng phải dựa trên dữ liệu khách hàng và đối tượng mục tiêu mà mình đang hướng đến để quyết định nên đầu tư vào mô hình nào. Bên cạnh đó, E-Commerce truyền thống đã và đang chứng minh được những điểm mạnh bền vững mà nó đem lại cho các doanh nghiệp.
Nguồn ảnh: appscrip.com
Bằng những lí do trên, LAMECO khuyên các nhà bán hàng nên đầu tư vào Social Commerce khi lượng khách hàng mục tiêu nằm trong nhóm độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Và tối ưu hơn hết, các bạn hãy triển khai cả hai hình thức để có được một kết quả ngoài mong đợi.
Kết luận
Trong tương lai, Social Commerce được đánh giá là mang lại nhiều trải nghiệm thú vị khi thu hẹp khoảng cách giữa sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến và trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng truyền thống. Hiện nay, nền tảng MXH phổ biến được sử dụng để bán hàng tại Việt Nam có thể kể đến TikTok Shop, Facebook, Instagram, … Và LAMECO tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vận hành và phát triển kinh doanh trên các sàn TMĐT cũng như TikTok Shop.
Nếu các bạn đang phân vân và không biết bắt đầu triển khai Social Commerce từ đâu, đừng ngần ngại liên hệ với LAMECO. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Để biết thêm về những bí quyết kinh doanh hay những thông tin mới nhất về các sàn thương mại tiện điện tử, hãy theo dõi trang website hoặc fanpage của LAMECO. Chúng tôi sẽ sớm trở lại với những nội dung mới nhất.